Suit là trang phục không thể thiếu với một Quý ông ngày nay, nhưng có lẽ kiến thức về suit của Đàn ông Việt Nam còn quá thiếu và yếu. Đơn giản như việc may Suit, phải đến 99% người Việt lại gọi là may Vest, chẳng riêng gì người dùng mà cả đến những nhà may, hãng thời trang lớn tại Việt Nam cũng vẫn gọi nhầm ! Vì vậy, hy vọng chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức và các thuật ngữ cơ bản từ việc may suit, chọn phong cách cho tới việc đánh giá một bộ Suit đẹp, vừa vặn cho các bạn.
Trước hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thuật ngữ và kiến thức cơ bản về suit.
Suit là…Suit
Suit là một bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm Suit jacket (Áo khoác) và quần – “bộ 2 mảnh” cùng chung chất liệu, họa tiết vải. Với Suit “3 mảnh” bạn sẽ có thêm 1 chiếc áo vest/gille/waistcoat (đây mới là chiếc vest) mặc bên trong suit jacket. Bạn có thể nhìn hình dưới bên trái là bộ suit 2 pieces phía bên phải bức hình là bộ suit 3 piece.
Xin đừng gọi Suit là Vest nữa !?!
********
I. Thuật ngữ về các thành phần cơ bản.
1. Suit Jacket : Là phần Áo của bộ Suit, Suit Jacket khác với Blazer ở chỗ Suit Jacket nằm trong bộ suit hoàn chỉnh còn Blazer là dạng áo khoác riêng, không kèm quần hay bộ phận nào khác. Các bộ phận, thành phần trên Suit jacket và Blazer hoàn toàn giống nhau.
Suit Jacket/blazer
2. Vest/Waistcoat : Là chiếc áo chúng ta hay gọi là Gille, nằm trong bộ 3 piece suit.
Áo Gille hay còn được gọi là Vest/Waistcoat
3. Lapels : Ve áo của Suit jacket/Blazer (Có thể gọi là cổ áo) như hình. Ve áo thường có 3 loại (The Notch lapel, The Peak lapel và The Shawl lapel) tùy độ lớn và cách thiết kế của ve áo sao co thích hợp với các chi tiết.
Đây là 3 kiểu cổ cơ bản của suit
– The Notch lapel (nôm na hay gọi là Ve kiểu Ý) thường xuất hiện trên các bộ suit hiện đại, thời trang và trẻ trung.
– The Peak lapel (nôm na hay gọi là Ve kiểu Anh) sẽ đứng đắn và chuẩn mực hơn.
– Riêng The Shawl lapel (nôm na hay gọi là Ve cổ Sam) thường được sử dụng cho các dạng áo Tuxedo.
4. Jacket Pockets : Túi áo, một chiếc suit jacket có thể có 3 loại túi – đầu tiên là túi ngực ở bên ngực trái dành để đựng khăn (pocket square), túi 2 bên và túi phụ bên phải ( nếu có, thường để đồng hồ cầm tay thời xưa). Túi áo 2 bên của suit jacket có thể có nắp che ở ngoài hoặc không (ở một số trường hợp túi 2 bên của suit được may ốp ngoài).
Các kiểu túi 2 bên của suit jacket
5. Darts : Đường cong theo thân người của Suit jacket. Tùy theo yêu cầu và cách may của từng tiệm may mà suit jacket có Darts hay không có.
Xu thế hiện nay là áo có Darts
6. Buttons : Cúc áo của Suit jacket/Vest – Có thể có 1,2,3 cúc áo trên hàng cúc của Suit jacket. Bạn hãy để ý kỹ quy tắc cài nhé :
Áo 2 cúc hiện được ưa chuộng nhất
7. Single/Double Breasted : Suit với 1 hàng cúc áo và 2 hàng cúc áo.
Áo 1 hàng cúc trẻ trung, năng động – Áo 2 hàng cúc cầu kỳ, lịch lãm
8. Working Cuffs (Surgeon’s Cuffs) : Là hàng cúc được thiết kế trên tay áo của Suit jacket có thể cài hoặc không cài.
Kiểu cúc liền kề, mở thật (Kissing NonStacked) được HQ-EMPIRE lựa chọn
– Fixed Buttons/Nonkissing buttons : Hàng cúc trên tay áo của Suit Jacket được may cố định.
– Kissing Button: Hàng cúc trên tay áo được thiết kế xếp đè (Kissing Stacked) hoặc các nút liền kề (Kissing NonStacked) nhau khác với loại NonKissing các cúc không sát nhau.
9. Vent : Đường xẻ tà – là đường cắt dọc dưới cùng lưng áo suit jacket. Tùy phong cách mà suit jackets có Vent hay không có Vent. Với phong cách suit của nước Anh truyền thống, suit jacket sẽ có 2 đường vents 2 bên. Còn ở Mỹ, thường có 1 đường vent duy nhất ở giữa. Suit jacket của người Italia xưa không có vents, tuy nhiên ngày nay các nhà thiết kế suit Italia thường sử dụng 2 đường vents giống như phong cách suit của nước Anh.
Xẻ 2 bên đang được ưa chuộng vì tính tiện dụng và sang trọng của nó
II. Các cách thiết kế (dựng) suits:
1. Canvassed Suit – Dựng canh : Là kĩ thuật dựng suit sử dụng một lớp đệm canvassing material (vải horsehair – làm từ lông bờm ngựa) bên trong lớp vải của suit jacket, giúp suit jacket giữ được dáng theo thời gian và cực kì vừa vặn với người mặc. Các nhà thiết kế Suit có thể may Full Cavassed hoặc Half Canvassed.
2. Fused Suit – Ép Mùng : Ngược lại với Canvassed Suit, Fused là cách dựng Suit không sử dụng lớp đệm mà thường sử dụng keo vải (mùng) để vải áo cứng và có đường nét vừa vặn với cơ thể. Cách này làm áo nhẹ nhàng hơn và hay được dùng cho những bộ Suit xu hướng hiện đại hoặc Blazer.
III. Cách may đo suits:
1. Bespoke Suits : Thường được diễn ra tại những tiệm may kín đáo, dành cho những đối tượng khách riêng biệt. Vải ở đây thường là những loại vải danh tiếng hàng đầu thế giới với thành phần Wool cao (thường ưa chuộng loại 100%Wool) nên giá rất đắt. Các bộ suit ở đây được may đo riêng cho từng cá nhân với rất nhiều các phép đo trên cơ thể. Bộ suit được cắt độc bản với chính số đo của cá nhân ấy – Sau đó sản phẩm được thực hiện với đa phần bằng phương pháp thủ công và mỗi bộ mang một dấu ấn cá nhân riêng của chủ nhân sở hữu…
“Bespoke” là thuật ngữ được đưa ra lần đầu tiên tại Savile Row, London. Nơi đây từ gần 200 năm trước cho tới tận ngày nay vẫn tập trung nhưng thương hiệu thời trang may đo cho Quý ông đẳng cấp nhất Thế giới.
2. Made-to-measure suits : Là các bộ suit được may theo 1 khung số đo có sẵn trong hệ thống thư viện của nhà thiết kế (gọi là mẫu bìa).
Vải được cắt theo bìa mẫu – có thể hiểu mẫu bìa như nền móng của một bộ suits – điều này đem lại tính chính xác cao trên tất cả các sản phẩm nhưng tiếc rằng cơ thể con người lại rất khác nhau. Hãy tưởng tượng như việc bạn đưa cho người thợ may một con số, người thợ may sẽ tìm kiếm trong kho của mình mẫu với số đo gần nhất với con số mà bạn đưa ra rồi điều chỉnh mẫu đó xem có mẫu bìa nào của mình để phù hợp và sát nhất với số đo của bạn và dựa vào đó cân chỉnh lại số đo gần với số đo của bạn. Tất nhiên có nhiều phần quan trọng mà rất khó để chỉnh sửa trên mẫu và cơ thể bạn nên các bộ suit thường không thể đẹp và vừa vặn như Bespoke Suits – nhưng được lợi thế về thời gian may sẽ nhanh hơn so với Bespoke Suits (Phân khúc may mặc này ít khi sử dụng vải 100%Wool để tránh giá thành cao).
3. Ready-to-Wear suit : Là các bộ suit may sẵn theo các số đo tiêu chuẩn, giá rẻ, chất vải nhiều Polyester tương đương với Wool được ưa chuộng cho dòng hàng này (50P/50W). Bạn có thể tìm thấy các bộ suit này ở rất nhiều các cửa hiệu có bày bán suits ngoài phố.
Đến đây, có lẽ các bạn sẽ cảm thấy như lạc vào ma trận với đủ các thuật ngữ khó hiểu, bản thân tôi cũng đã cố gắng hết sức để giải thích rõ ràng và dễ hiểu nhất, tuy nhiên công cuộc ăn mặc đẹp đâu phải là một sớm một chiều. Theo tôi các bạn tiếp tục quay lại OUR MISSION ở thanh công cụ trên Top và tiếp tục bấm vào HƯỚNG DẪN để tiếp tục tìm hiểu nếu vẫn thấy cần thêm thông tin…
– Nguồn do Hoàng Quang biên tập, tổng hợp và hiệu chỉnh từ tài liệu nước ngoài –